Bài tứ sắc là một bộ bài được chơi phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Trò chơi này chơi rất dễ và không bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách chơi loại bài này như thế nào đúng luật. Vậy hôm nay hãy cùng diaryofanobody.net  tìm hiểu về cách chơi bài tứ sắc qua bài viết dưới đây nhé!

I. Vài nét về bộ bài tứ sắc

Bộ bài tứ sắc gồm 52 quân

Tứ sắc là bộ bài có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào nước ta đã từ lâu. Mục đích của việc chơi bài này là sắp xếp các lá bài thành những tay bài hợp lệ. Đồng thời thải bài rác để thanh lọc tay bài của mình được đẹp và sáng nhất. Nghe thì đơn giản nhưng cách chơi bài này không dễ dàng chút nào. 

Bộ bài tứ sắc gồm 52 lá như những bài thường thấy người chơi tứ sắc sẽ được chơi với một bộ bài riêng. Một bộ bài Tứ Sắc có tổng cộng 112 lá bài, các lá bài này đều không có số mà chỉ có tên quân bài viết bằng chữ Hán.

Một bộ bài tứ sắc sẽ chia thành 7 đạo quân gồm 7 cấp bậc:

  • Tướng
  • Tượng
  • Xe
  • Pháo

Mỗi đạo quân này sẽ có 16 lá bài chia thành 4 màu: xanh, vàng, trắng và đỏ. Cũng chính vì bộ bài có 4 màu nên gọi là bài tứ sắc. 

II. Cách chơi bài tứ sắc

1. Nhóm bài hợp lệ

Cách chơi bài tứ sắc đơn giản hiểu là ghép các lá bài trên tay và các bài chung thành nhóm bài. Tuy nhiên không phải quân nào cũng kết hợp được. Trong cách đánh bài tứ sắc thì nhóm bài sau được xem là hợp lệ:

Bài đơn: Một con tướng

Bài đôi: 2 lá bài giống nhau về màu và cấp bậc

Bộ 3:

  • 3 lá bài có màu và cấp bậc giống nhau.
  • 1 bộ ba lá Tướng –Sĩ –Tượng cùng màu với nhau.
  • 1 bộ 3 lá Xe – Pháo – Mã cùng màu.
  • 1 bộ 3 lá chuột khác màu.

Bộ 4:

  • 1 bộ có 4 lá bài cùng màu và cấp bậc.
  • 1 bộ 4 lá chuột khác màu.

2. Nhóm bài có tên đặc biệt

Ngoài những bộ trên thì trong tứ sắc có những nhóm bài kết hợp thành một cái tên đặc biệt. Đây cũng là những nhóm bài rất hiếm xảy ra. 

  • Khi vừa bốc lại có 4 lá bài giống nhau là Quàn. Người có nhóm bài Quàn cần phải lật bài Quàn này ra cho mọi người kiểm chứng.
  • Người chơi vừa bốc lên có 3 lá bài giống nhau tạo thành 1 Khạp. Người chơi cần cho mọi người biết số lượng nhóm Khạp mình có. 
  • Người chơi có Khạp ăn được 1 lá bài còn thiếu của mình để tạo thành nhóm 4 lá giống nhau là Khui. Khác với Quàn ở chỗ là Quàn 1 phát ăn ngay 4 lá còn Khui là Khạp chờ lá cuối để tạo bộ.

3. Cách chia bài

Sau khi đã hiểu rõ những bộ bài trong bài tứ sắc hãy cùng đi vào tìm hiểu cách chia bài tứ sắc như thế nào nhé!

  • Mỗi người chơi được chia tổng cộng 20 lá bài, riêng Cái hay người đi trước được chia 21 lá.
  • Chia bài tứ sắc cũng chia từng vòng theo chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên chia bài phải chia dứt điểm cho một người xong mới đến người tiếp theo.
  • Chia bài tứ sắc chia làm 2 phần: một phần bài Tẩy chia úp chỉ cho người nhận bài biết và một phần bài chung chia cho mọi người cùng xem. Mỗi người sẽ có 4 cửa, mỗi cửa 5 lá.
  • Những lá bài dư sẽ được để nguyên cọc và đặt ở giữa bàn chơi làm thành bài nọc. Tất cả người chơi đều có quyền rút bài từ bài nọc này trong lượt chơi của mình.

4. Vào bài

Người có 21 lá bài sẽ đi trước

Người làm Cái hoặc có 21 lá bài sẽ đi bài đầu tiên, người chơi này cần phải bỏ xuống 1 lá, lá này thường là bài rác và trong tứ sắc nó được gọi là Tỳ. Người ở vị trí bên phải sẽ là người chơi tiếp theo. Với người chơi này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Ăn được bài: Nếu người này sẽ lấy con bài đó và bỏ xuống 1 lá từ tay của mình thì ván bài sẽ tiếp tục với thao tác xoay vòng cho đến hết. 
  • Không ăn được bài: Người này sẽ xem xét và ăn lá bài tỳ nếu có thể kết thành nhóm bài hợp lệ như trên. Nếu không thể ăn thì bốc thêm 1 lá mới thì bài nọc. Đây là cơ hội cuối nếu không ăn được luôn sẽ phải bỏ bài. 

5. Bài tới

Trong bài Tứ Sắc khi bài tới, người nào có lá bài chẵn lớn hơn thì sẽ được quyền ăn quân của người còn lại để chiến thắng tuyệt đối. Bài tới trong Tứ Sắc sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Người chơi sẽ có một cửa trống và chỉ đợi Tướng vào nữa thôi. Lá Tướng này có thể do chính bản thân người đó bốc được hoặc đối thủ bốc được từ bộ nọc đều được tính.
  • Nếu bạn có 2 lá bài của bộ chẵn mà người chơi khác đánh ra kết hợp được thành bộ với bài mình thì cũng có thể tới bài.
  • Khi người nào đó đã có đầy đủ những bộ chẵn hay lẻ và chỉ cần đợi thêm một lá bài nữa là hết rác thì được gọi là chờ vào lẻ hoặc chẵn để tới bài.

6. Bài bụng

Bài Bụng là trường hợp bài xảy ra khi người chơi sở hữu bộ 4 con là xe – xe – pháo – mã, xe – pháo – pháo – mã, xe -pháo – mã -mã . Đây là nhóm bài cực kỳ nguy hiểm khi đánh bài tứ sắc. Và khi gặp bài bụng bạn nên dùng 2 con lẻ để ăn. Lúc này 2 con cùng cặp còn lại sẽ thành một bộ chẵn.

7. Tính điểm chơi bài tứ sắc

Tính điểm khi chơi bài tứ sắc cũng rất đơn giản
  • Đôi: Không lệnh
  • Tướng: 1 lệch
  • 3 con khui: 1 lệch
  • 4 con khui: 6 lệnh
  • Khạp: 3 lệnh
  • Quằn: 8 lệnh
  • Bốn chốt khác mau: 4 lệnh
  • Tới: 3 lệnh 

Khi kết thúc ván bài, số lệnh trên tay phải là số lẻ, nếu người chơi kết thúc bằng số chẵn thì bạn sẽ phạm luật và có thể bị phạt. 

III. Luật chơi bài tứ sắc thế nào?

Trong bài tứ sắc có một số luật ăn quân đặc biệt cần lưu ý, là các trường hợp sau:

  • Ưu tiên cho người thắng: Người nào chỉ cần ghép quân tỳ vào là thắng thì người có được đi trước cho dù chưa tới quận.
  • Ưu tiên cho Khạp: Người có Khạp được ăn trước lá tỳ để tạo Khui. Sau đó quận chơi mới sẽ được bắt đầu từ chính người vừa ăn tỳ.
  • Ưu tiên cho đôi: Luật bài tứ sắc luôn ưu tiên “chẵn đi trước lẻ đi sau” vì thế người chơi nào ghép với tỳ thành bài đôi thì giành quyền đi trước, trừ bài tỳ là tướng và tay người đó còn đúng 2 rác. 

IV. Lời kết 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chơi bài tứ sắc được nhiều người tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về chơi bài tứ sắc. Có thể nói bài tứ sắc là một loại bài khá dễ chơi. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé! 

Cách chơi bài tứ sắc? Luật chơi bài tứ sắc là gì?