Penalty là thuật ngữ rất phổ biến trong bóng đá. Nhiều đội bóng đã xoay chuyển cục diện cả trận trận chỉ vì ảnh hưởng của một cú đá penalty. Vậy thực tế penalty là gì và khi nào đội bóng được hưởng penalty ? Cùng diaryofanobody.net tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

I. Penalty là gì? Khi nào được hưởng penalty?

Penalty trong bóng đá được hiểu là cú đá phạt đền mà các trọng tài cho 1 trong 2 đội được hưởng. Penalty hay còn được gọi là cú đá 11m, tức vị trí của cú đá ấy chỉ cách khung thành 11m.

Thông thường, cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ sút phạt (thường là các tiền đạo) và thủ môn của đối thủ. 

Penalty hay còn gọi là phạt đền được xem là phép lợi thế của đội bóng nếu họ bị cầu thủ đối phương phạm lỗi, chơi xấu hoặc họ để bóng chạm tay trong khu vực 16m50, khi đó trọng tài sẽ thổi penalty bằng cách thổi còi đồng thời chỉ tay vào vạch 11m để ra hiệu.

penalty là cơ hội ghi bàn cực kỳ tốt

Kể cả những thủ môn đẳng cấp thế giới thì cũng rất khó để họ cản phá thành công được cú phạt đền nên đây được xem là cơ hội quý giá để cầu thủ tấn công đó có được bàn thắng cho riêng mình, thay đổi cục diện trận đấu. 

Đá trượt phạt đền thường ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của cầu thủ sút phạt lẫn cả đội. Vì vậy, huấn luyện viên của đội thường lựa chọn các cầu thủ có bản lĩnh tốt để thực hiện các cú phạt đền 11m.

II. Cách thực hiện quả penalty

1. Cách đá thông thường

Như đã nói, quả phạt đền được thực hiện ở vị trí cách khung thành 11m đã được đánh dấu trên sân. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền là mọi cầu thủ có trong độ hình, thậm chí là thủ môn chứ không riêng gì cầu thủ bị phạm lỗi. 

Tất cả các cầu thủ ngoại trừ thủ môn và người thực hiện đều phải đứng bên ngoài vòng cấm địa, đứng sau và cách dấu chấm phạt đền tối thiểu 9m15 cho đến khi quả bóng được đá.

Thủ môn bắt penalty phải tuân thủ đứng đúng vị trí giữa hai cọc khung thành trên vạch vôi và quay mặt vào trái bóng cho tới khi nó được đá và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang. Nếu thủ môn di chuyển về phía trước khi quả bóng được cầu thủ đá thì trọng tài sẽ yêu cầu thực hiện lại cú đá, bất kể bóng đã vào lưới hay chưa. 

Một cú đá penalty hợp lệ là khi nó được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và được tính thành bàn thắng nếu như bóng đã lăn qua vạch vôi khung thành.

Cầu thủ phải đảm bảo vị trí khi sút penalty

Khi bóng được di chuyển bởi cầu thủ thực hiện cú đá, các cầu thủ khác có thể tiếp cận vòng cấm và chơi bóng một cách bình thường. Trong trường hợp bóng trúng xà ngang, cột dọc, hay được thủ môn cản phá và đẩy ra ngoài, cầu thủ nào tận dụng được cơ hội này để ghi bàn thắng sẽ không còn tính là bàn thắng được ghi trên chấm phạt đền nữa.

Đá phạt đền penalty cũng tương tự như nhiều bàn thắng được ghi từ cú đá phạt trực tiếp. Người đá phạt không được chạm bóng 2 lần liên tiếp nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác. Nếu bóng trúng thủ môn bật ra hoặc bị thủ môn cản phá, cầu thủ đá phạt đền mới được phép đá bồi.

2. Cách đá phối hợp

Hai cầu thủ có thể thực hiện phối hợp đá penalty. Cầu thủ thứ nhất thay vì đá trực tiếp vào cầu môn thì họ có thể lựa chọn đẩy nhẹ bóng về phía trước cho cầu thủ thứ 2 chạy lên để ghi bàn. Đá penalty phối hợp được ghi nhận lần đầu bởi hai cầu thủ là Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội Northern Ireland vào ngày 1 tháng Năm năm 1957 trong trận đấu với Bồ Đào Nha. 

Cách đá phạt đền phối hợp này thường xuyên được sử dụng khi thủ môn phía đối thủ là một chuyên gia bắt phạt đền, có thể dễ dàng đọc được hướng bóng, bắt bài cầu thủ sút phạt. 

Cách đá này chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ nên khả năng thành bàn cũng rất cao. Những cầu thủ bị “ám ảnh” khi bước lên vạch vôi 11m cũng có thể thực hiện.

Cầu thủ không được làm động tác giả nếu đã kết thúc quá trình chạy đà

III. Lưu ý khi thực hiện cú đá penalty

Trong quá trình đá phạt đền, nếu các cầu thủ vi phạm một trong các lỗi về vị trí, chạy chỗ sẽ bị trọng tài nhắc nhở, nặng hơn là sẽ phạt thẻ vàng đối với những cầu thủ thường xuyên, cố tình xâm nhập vòng cấm khi bóng chưa lăn. 

Trong quá trình thực hiện đá phạt Penalty, nếu như đội đối thủ phạm lỗi trước khi bóng được sút đi thì các cầu thủ đội bạn sẽ được phép đá lại nếu như bàn thắng ấy không được công nhận. 

Còn nếu như cầu thủ tấn công bị phạm lỗi khi đá phạt thì bàn thắng sẽ không được quyền công nhận và phải đá lại. Và đương nhiên trong trường hợp cả hai đội đều phạm lỗi thì cú đá phạt sẽ được thực hiện lại.

Bên cạnh đó, cầu thủ sút penalty có thể làm động tác giả trong quá trình chạy đà nhưng khi kết thúc quá trình chạy đà thì không được làm nữa.

Nếu làm động tác giả khi sút bóng mà bóng bay vào lưới, cầu thủ đỏ sẽ phạt thực hiện lại quả phạt đền và bị phạt thẻ vàng. Đây là quy định được đưa ra từ năm 2010 để ngăn chặn xu hướng làm động tác giai khi đá phạt đền bởi có nhiều cầu thủ cố tình dừng lại, đợi thủ môn đổ người rồi họ mới thực hiện cú sút. Điều này được hội đồng các liên đoàn bóng đá quốc gia đánh giá là hành động phi thể thao. 

IV. Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về penalty là gì cũng như những lưu ý quan trọng nếu bạn muốn thực hiện cú đá penalty đúng luật và chính xác. Penalty nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu cầu thù không giữ vững tinh thần thì rất dễ thất bại trên vạch sút 11m này. 

Có thể nói, khi bước lên chấm 11m, ngoài yếu tố về mặt kỹ thuật thì các cầu thủ sút phạt cần có cái đầu lạnh, tinh thần thép thì mới có thể thực hiện cú sút này làm sao cho chính xác nhất. 

Penalty là gì? Khi nào đội bóng được hưởng penalty?