Mậu binh hay còn gọi là thập tam thức, xập xám là trò chơi đánh bài sử dụng bộ bài tây 52 lá. Đây là một trò chơi phổ biến được nhiều người chơi. Tuy nhiên với những bạn mới biết đến bài mậu binh vẫn chưa biết cách chơi mậu binh như thế nào? Cùng diaryofanobody.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về mậu binh

Sắp xếp bài mậu binh

Bài mậu binh là một trò chơi đánh bài sử dụng bộ bài tây 52 lá với tối thiểu là 2 và tối đa là 4 người, cho dù tổng số người là bao nhiêu cũng được chia 13 lá. 

Bài này có nguồn gốc từ Trung Hoa, dịch sang tiếng Việt là thập tam tức 13 thể hiện người chơi được phát 13 lá bài. Bài mậu binh xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước. 

Chơi bài mậu binh cần sắp xếp các lá bài thành 3 chi là chi đầu (chi một) chi giữa (chi 2) mỗi chi có 5 lá và chi cuối (chi 3) có 3 lá bài sao cho chi trước “mạnh” hơn chi sau.

Việc sắp xếp 3 chi thành những thế bài để chiến thắng đối phương không hề đơn giản đòi hỏi tính tư duy cao đôi khi cần phải tinh mắt.

II. Cách chơi mậu binh cơ bản

1. Thuật ngữ liên quan đến mậu binh

Một số lá bài đặc biệt trong mậu binh
  • Chi: Là tập gồm 3 hay 5 lá bài xếp lại thành một nhóm, mỗi người chơi xếp thành 3 chi trong đó có 2 chi 5 lá bài và 1 chi 3 lá.
  • Thùng phá sảnh (Q♣ J♣ 10♣ 9♣ 8♣): là chi có 5 lá bài vừa là thùng vừa là sảnh (5 cây liên tiếp cùng chất). Thùng phá sảnh chỉ xuất hiện ở chi 5 lá.
  • Tứ quý (A♥ A♦ A♠ A♣): chi có 4 cây cùng giá trị, tứ quý chỉ xuất hiện ở chi 5 lá.
  • Cù lũ (K♣ K♠ K♦ 9♥ 9♣): Trong 1 chi có 3 trong 5 lá bài cùng giá trị và 2 lá còn lại cũng giá trị với nhau thì đó được gọi là cù lũ (ví dụ: 1 chi có 3 lá 4, 2 lá 6). Cù lũ cũng chỉ xuất hiện ở chi 5 lá.
  • Thùng (7♠ Q♠ 10♠ K♠ A♠): Là một chi gồm 5 lá bài bất kỳ cùng chất.
  • Sảnh(J♠ 10♦ 9♥ 8♣ 7♥): Là chi có 5 lá bài tạo thành một dãy liên tiếp, không quan tâm đến chất.
  • Sám cô(Q♣ Q♥ Q♦): Trong 1 chi có 3 quân bài cùng giá trị. Nếu chi 5 lá thì 2 lá còn lại khác giá trị nhau.
  • Thú(J♦ J♠ 8♣ 8♠): Chi có 2 cặp đôi cùng giá trị, và lá còn lại khác giá trị với 2 cặp kia. Thú chỉ xuất hiện ở chi 5 lá bài.
  • Đôi (10♣ 10♥): trong 1 chi chỉ có 2 lá bài cùng giá trị và các lá bài còn lại khác nhau (về giá trị) từng đôi một.
  • Mậu thầu (còn lại là rác): Chỉ có các lá bài khác nhau từng đôi một gọi là Rác. Với chi 5 lá bài thì chi đó không tạo thành “thùng” hoặc “sảnh”.
  • Binh lủng: Trong mậu binh chi được xếp theo thứ tự chi lớn rồi đến chi bé. Chi 1, chi 2 có 5 lá bài và chi 3 có 3 lá bài. Thứ tự xếp chi là: chi 1>chi 2> chi 3. (Nếu không xếp đúng thứ tự trên được gọi là binh lủng.)

2. Luật chơi mậu binh

  • Chủ yếu cách chơi mậu binh là dựa trên việc sắp xếp các chi sao cho càng mạnh thì càng dễ thắng. 
  • Bắt đầu ván bài mỗi người sẽ được chia 13 lá bài, 13 lá sẽ được xếp thành 3 chi khác nhau, chi đầu và chi thứ 2 gồm 5 lá bài, chi thứ 3 bao gồm 3 lá bài.
  • Ván bài bắt đầu người chơi sẽ có 1 phút rưỡi để sắp xếp bài, sau đó người chơi sẽ ngả bài để đọc bài với nhau.
  • Trong bài Mậu Binh, thứ tự mạnh yếu của các lá bài tăng dần từ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A và đặc biệt trong bài mậu binh chỉ xét đến độ lớn, không xét chất của lá bài
  • Độ ưu tiên các bộ trong mậu binh: Thùng phá sảnh > Tứ quý > Cù lũ  > Thùng > Sảnh > Xám cô > Thú > Đôi > Mậu thầu > Binh lủng.

3. Các trường hợp thắng đặc biệt khi chơi

Cách chơi mậu binh với những lá bài đặc biệt

3.1 Mậu binh tới trắng

Với bài mậu binh đặc biệt này thì người chơi có thể thắng trực tiếp mà không cần phải so sánh từng chi:

  • Rồng cuốn: Có 13 lá từ 2 > A đồng chất
  • Sảnh rồng: Có 13 lá từ 2 > A không đồng chất
  • 3 thùng phá sảnh: Sở hữu 3 thùng phá sảnh ở cả 3 chi
  • Đồng màu 1: Có 13 lá đồng màu đen hoặc đỏ
  • Đồng màu 2: Có 12 lá đồng màu đen đỏ hoặc đỏ/ đen
  • 5 đôi 1 sám: có 5 đôi và 1 sám cô
  • Lục phé bôn: Có 6 đôi và 1 mậu thầu
  • 4 sám chi
  • 3 tứ quý
  • 3 cái thùng
  • 3 cái sảnh

3.2 Mậu binh đặc biệt 

Với bài mậu binh này thì người chơi sẽ so từng chi bài với đối thủ:

  • Sập hộ: thua cả ba chi với 1 người chơi khác.
  • Sập làng: thua cả ba chi với tất cả người chơi còn lại.
  • Xám chi đầu: Thắng chi cuối bằng 1 xám chi.
  • Cù lũ chi giữa: Thắng chi hai bằng 1 cù lũ.
  • Tứ quý chi cuối: Thắng chi đầu bằng 1 tứ quý.
  • Tứ quý chi hai: Thắng chi hai bằng 1 tứ quý. Nghĩa là có 2 tứ quý ở chi đầu và chi giữa.
  • Thùng phá sảnh chi cuối: Thắng chi đầu bằng 1 thùng phá sảnh.
  • Thùng phá sảnh chi hai: Thắng chi hai bằng 1 thùng phá sảnh hay là có 2 thùng phá sảnh ở chi đầu và chi giữa.

IV. Cách tính tiền trong chơi mậu binh

Trong chơi bài mậu binh nếu bạn chiến thắng bạn sẽ được toàn bộ số tiền mà người khác đã đặt. Bạn chỉ cần thắng 1 chi là có thể giành được tiền.

Trong trường hợp cả 3 chi trong bài của bạn không thắng được chi nào của người khác thì bạn sẽ phải đền gấp 3 lần số tiền cược đó ở mỗi chi của người thắng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chơi mậu binh được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Nếu có thắc mắc gì về cách chơi hãy để lại bình luận bên dưới.

Cách chơi mậu binh toàn thắng? Luật chơi mậu binh đơn giản